Friday, May 1, 2015

Chuẩn bị nguyên liệu cho mùa sau

Sắn dây trồng trên đất đồi, chỉ dùng phân bón hữu cơ, không bón phân hóa học.Sắn dây trồng trên đất đồi, chỉ dùng phân bón hữu cơ, không bón phân hóa học.




Sắn dây Lam Hồng




 

Wednesday, April 8, 2015

Sắn dây trị tiêu chảy

Sắn dây trị tiêu chảy


Hỏi:

Nhà tôi có trồng sắn dây làm giàn cho mát và còn lấy tinh bột của củ uống giải khát. Nghe nói củ sắn dây có trị được tiêu chảy, xin hỏi đúng vậy không? Nếu đúng thì hướng dẫn giúp chúng tôi cách dùng. Xin cám ơn. (phatgia@...)
Trả lời:
Với sắn dây, từ lâu dân gian thường dùng để thanh nhiệt (mát) cơ thể. Theo đông y, củ sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát. Đúng như bạn hỏi, củ sắn dây có công dụng trị tiêu chảy, bằng cách: lấy củ sắn đem nướng vàng, rồi sắc hoặc tán thành bột dùng sẽ có tác dụng trị tiêu chảy, hay chứng chướng bụng khó tiêu. Ngoài ra, củ sắn dây đem cạo sạch vỏ bên ngoài, cắt mỏng theo chiều dọc, đem phơi khô để dùng làm thuốc trị cảm nắng, khô cổ khát nước - mỗi lần nấu từ 10-30 gr, có thể nướng vàng (hay sao vàng) rồi nấu nước uống. Củ sắn dây tươi đem rửa sạch, luộc cho mềm ăn sẽ tốt cho tỳ vị, và mát cơ thể.
Lương y Như Tá
Nguồn: chuyên mục Sức khỏe - Báo Thanh niên

Monday, April 6, 2015

CÁCH LÀM SỮA BẮP THƠM NGON, BỔ DƯỠNG

Sữa bắp là một thức uống được ưa chuộng, vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng. Một ly sữa bắp có thể cung cấp khoảng 18,4% lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể hằng ngày. Chỉ 20 phút cho một ly sữa bắp thơm ngon, bạn sẽ được nạp đầy năng lượng vào buổi sáng đấy. Nguyên liệu rẻ, cách làm đơn giản, vậy thì còn chần chừ gì không bắt tay vào thực hiện.

heart emoticon
 Nguyên liệu:




- 2 bắp ngô Mỹ, 1 bắp ngô nếp

- 1 bát con đường trắng


heart emoticon
 Cách làm:


Bước 1: Bắp lột vỏ ngoài, nhặt sạch râu rồi rửa với nước sạch.

Râu bắp và những lá bọc non không nên bỏ đi, bạn nên nhặt lại, rửa sạch và bó gọn lại.

Cách làm sữa bắp ngon


Bước 2:

Chuẩn bị một nồi nước sạch với 250ml nước, cho bắp và lá bắp vào luộc chín. Lá bắp sẽ làm cho nước ngô của bạn có vị ngọt tự nhiên, nước này sẽ ngấm vào hạt ngô, khi làm sữa sẽ thơm ngon hơn rất nhiều. Bạn luộc từ 15-20 phút thì giảm nhỏ lửa, để liu riu trong 15 phút nữa là ngô chín hoàn toàn.

Cách làm sữa bắp ngon

Khi ngô chín, bạn vớt ngô ra để nguội, dùng dao sắc gọt lấy hạt ngô, cho vào một cái bát.



Bước 3:

Lấy khoảng 1 bát ô tô nước ngô vừa luộc được, dùng màng lọc, rá lọc lọc sạch cặn, bã (nếu có) cho nước thật trong.
Cách làm sữa bắp ngon


Cho hạt ngô vào trong máy xay sinh tố, thêm 1 thìa nước ngô luộc và xay nhuyễn, cứ xay được 3 phút, bạn lại cho 1 thìa nước ngô vào xay cùng với hỗn hợp. Cứ làm như vậy cho đến khi hết nước.

Chuẩn bị dụng cụ lọc (vải màn, giá lọc mắt nhỏ) để lọc lấy nước ở hỗn hợp trên. Khi lọc còn bã, bạn lấy bã này cho vào trong khăn tay mùi soa và vắt để thu lại nước ngô ngấm ở trong bã.

Cách làm sữa bắp ngon

Sau cùng, chuẩn bị một chiếc nồi sạch, cho nước ngô ở trên vào nồi. Khi nồi nước vừa sôi thì cho thêm đường vào, ít hay nhiều tùy theo khẩu vị của mỗi người.


Tắt bếp, để nguội, rót vào một chiếc chai thủy tinh rồi bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Sữa ngô này uống nóng hay lạnh đều rất ngon và rất có lợi cho sức khỏe.

Cách làm sữa bắp ngon


Vậy là bạn đã nấu xong nồi sữa ngô thơm ngon rồi, sữa hơi đặc sánh một chút sẽ ngon hơn đấy.

Trích lược từ Page Học nấu ăn.


Saturday, April 4, 2015

Bí quyết làm đẹp bằng bột sắn dây

Làm đẹp với sắn dây


Sắn dây có tác dụng trị mụn nhọt, làm trắng da, xóa mờ vết nám và tàn nhang, v.v... nên được đông đảo chị em sử dụng với mục đích sở hữu một làn da khỏe mạnh và trắng mịn.

Sắn dây là gì?

Sắn dây có tên khoa học là Pueraria Thomsoni Benth, thuộc họ đậu, là loài dây leo được trồng ở nhiều vùng của nước ta.

Theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, tính bình, mát, giúp thanh nhiệt, trị mụn nhọt, cảm sốt, nhức đầu, ngộ độc rượu, nóng trong người,… Các chất trong củ sắn dây còn có thể trung hòa acid trong ruột, ngăn ngừa vi trùng, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,…

Củ sắn dây chứa rất nhiều chất dinh dưỡng: tinh bột, chất xơ, isoflavon, protein, lipid, glucid, các acid amin, plavonoid,… Trong đó, plavonoid có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, tuần hoàn – là chất chống oxy hóa cao, tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa những triệu chứng lão hóa sớm ở con người. Chất isoflavon tương tự như hormone estrogen ở phụ nữ nên nó có thể ổn định hoạt động của hormone này trong cơ thể, ngăn cản cơ thể bài tiết quá nhiều sắc tố melanin (nguyên nhân chủ yếu gây nám da, sạm da). Vì vậy, nó có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa da, làm đẹp và trắng da, xóa mờ những vết nám và tàn nhang trên da.

Bột sắn là phần tinh chế từ củ sắn dây, có thể trị mụn, làm mờ vết nám, tàn nhang trên da, đem đến cho bạn một làn da trắng hồng tự nhiên.

Trị mụn

Bên trong: pha bột sắn dây với bột đậu xanh và một chút đường, uống 2 cốc một ngày. Hoặc, nếu không uống được nước bột sống, bạn có thể nấu chín bột với một chút đường và sử dụng. Bạn cũng có thể sử dụng sắn dây nguyên củ (40g) và đậu xanh (30g) đun sôi với khoảng 1,5 lít nước để uống trong cả ngày.

Bên ngoài: trộn đều 20g bột sắn với 20g bột đậu xanh và 1 thìa café mật ong cho đến khi sền sệt. Đắp hỗn hợp trên lên mặt với một lớp mỏng, để trong khoảng 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh.

Tẩy da chết, làm mờ vết nám và tàn nhang

- Trộn 1 thìa bột sắn dây với nước ép của một quả cà chua, thoa hỗn hợp đó lên da, massage nhẹ nhàng cho đến khi hỗn hợp se lại thì rửa sạch mặt với nước ấm.

- Trộn 1 thìa bột sắn dây với ½ lòng đỏ trứng gà và 3 quả dâu tây xay nhuyễn. Đắp hỗn hợp này lên mặt trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước ấm. Áp dụng phương pháp này 2 lần/tuần.

Lời kết

Hiệu quả từ bí quyết làm trắng da bằng bột sắn dây đến khá chậm nên bạn cần phải kiên trì với các phương pháp làm đẹp này để có một làn da sáng mịn, tự nhiên.

M.A.B
(Tạp chí làm đẹp)

Friday, April 3, 2015

CÁC LOẠI SẮN DÂY

Sắn dây Lam Hồng

Sắn dây Lam Hồng, được thu mua từ những miền núi đồi Nam Đàn - Nghệ An


Bột sắn dây là một loại bột rất quý, nó làm tăng cường nội lực, sức đề kháng cho cơ thể, chữa bệnh và dùng trong nhiều món ăn, thức uống.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở bán sắn dây và bán với khung giá rất khác nhau, trong bài viết này chúng tôi sẽ bàn về các loại sắn dây, chúng tôi chưa bàn đến giá cả của dược liệu này. 

Có 3 loại bột sắn dây trên thị trường

- Bột sắn dây được trồng trên đất đồi núi, đất trung du miền trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, v.v..). Đây là loại sắn dây tốt nhất, những củ sắn được trồng tự nhiên trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nhiệt đới gió mùa với bốn mùa rõ rệt, đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, khu vực này chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng (gió Lào) và vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt. Điều này giúp cho sắn dây ở vùng này có nhiều dược tính hơn bất cứ sản phẩm nào cùng loại trồng ở địa phương khác. 

Những củ sắn dây ở vùng này khi làm bột sẽ có lớp bột trắng tinh tụ xuống đáy của thùng lọc một cách nhanh chóng. Các sản phẩm khác củng có tính chất tương tự như vậy (ví dụ như nghệ), đó là do dược tính của sắn ở đây. Tuy nhiên cần phải lưu ý một điều, củ sắn dây được làm bột cũng phải đủ tuổi thì mới cho sản phẩm tốt, thơm ngon, nhiều dược tính. 

- Sắn dây trồng ở vùng đồng bằng nói chung. Loại sắn dây này thường to, nhiều nước, ít tinh bột và dược tính so với sắn dây trồng ở đất đồi. Nói chung chất lượng kém xa so với bột sắn dây đồi. Một người tinh tế khi dùng sẽ nhận ra điều này ngay lập tức.

- Sắn dây làm từ sắn dây giống Trung Quốc, loại này củ ngắn và dễ thu hoạch, năng suất cao nhất trong các loại sắn. Như bạn biết, loại này trồng nhanh nên dược liệu sẽ giảm.

(Tổng hợp)

Cải xào bột sắn dây - món ngon, bổ

Thật sự là đơn giản, cải họ nhà cải được xào với dầu mè, chút muối rang và sau cùng bỏ vào hỗn hợp nước bột sắn dây, nước tương vào. Vậy là chúng ta có một món ngon bổ dưỡng, đầy năng lượng.

Rau cải xào

Hình và bài: cô Diệu Minh (thucduong.vn)

Thursday, April 2, 2015

Dồi dào sức khỏe nhờ nhai kỹ

 
Ăn nhanh không tốt

 (Ăn nhanh là nguyên nhân khiến chúng ta bị nhiều căn bệnh)

Nhịp sống hối hả dễ khiến chúng ta ăn uống vội vã, dẫn đến nhai thức ăn không kỹ. Hệ lụy của nó là cơn đau dạ dày, tức bụng cùng hàng loạt rắc rối sức khỏe khác. 

Ăn uống không nên vội vàng, sẽ không tốt cho đường tiêu hóa - Ảnh: Shutterstock Các chuyên gia giải thích những lợi ích của việc nhai kỹ:

Hỗ trợ tiêu hóa

Chỉ nhai 2 - 3 lần rồi nuốt thức ăn là không tốt cho dạ dày, cần phải nhai nhiều lần hơn. Nhai là một phần thiết yếu của hệ tiêu hóa. Bạn càng nhai, thực phẩm càng được chia nhỏ (với sự giúp đỡ của enzyme tiêu hóa sản sinh trong miệng) trước khi vào dạ dày. Khi thức ăn được tiêu hóa đúng cách, nguy cơ đầy hơi và các triệu chứng bất lợi như đường huyết cao sẽ cải thiện.

Tăng hấp thụ dưỡng chất

Bạn càng nhai, càng nhiều dưỡng chất được hấp thụ dễ dàng. Nhai thức ăn đúng cách sẽ giúp chúng được tiêu hóa và chuyển hóa hiệu quả.

Kiểm soát cân nặng

Khi nhai có ý thức, bạn sẽ tự nhiên làm chậm tiến độ ăn uống của mình, giúp bạn nhận thức cơn đói tự nhiên cũng như các dấu hiệu báo no, qua đó có thể làm giảm nguy cơ ăn quá nhiều. Mỗi lần đưa thức ăn vào miệng, hãy thử nhai từ 15 - 30 lần tùy thuộc vào thực phẩm.

Mai Duyên

 (Thanh niên, chuyên mục Sức khỏe)

Wednesday, April 1, 2015

SẮN DÂY TRONG ÐÔNG Y CỔ TRUYỀN VÀ ÐÔNG Y HIỆN ÐẠI


Công dụng của sắn dây


Từ thời xa xưa, toàn bộ các bộ phận của cây sắn dây đều đã được sử dụng làm thuốc trong Ðông y. Thông dụng nhất là củ sắn dây (cát căn), bột (cát phấn) và hoa (cát hoa). Cát căn thuộc loại những vị thuốc cổ nhất, từng được đề cập trong Thần Nông bản thảo kinh - bộ sách thuốc đầu tiên của Ðông y học.

SẮN DÂY TRONG ÐÔNG Y CỔ TRUYỀN

Vị thuốc mang tên "cát căn" là rễ đã bóc vỏ ngoài, thái nhỏ, phơi hay sấy khô của cây sắn dây; còn gọi là "can cát", "cam cát", "phấn cát", "cát ma nhự", "cát tử căn", "hoàng cát căn", "cát điều căn". Vị thuốc "cát phấn" được chế biến bằng cách giã hoặc xay nhỏ củ sắn dây, gạn lấy tinh bột, lọc đi lọc lại nhiều lần, phơi khô. Còn vị thuốc "cát hoa" bắt đầu được sử dụng muộn hơn, xuất hiện lần đầu trong Danh y biệt lục. Ngoài ra, Ðông y còn sử dụng cả lá (cát diệp), hạt (cát cốc) và dây sắn dây (cát man).

Theo quan niệm Ðông y cổ truyền: Cát căn có vị ngọt, cay, tính mát; vào 2 kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải cơ thoái nhiệt, thấu phát ma chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả. Dùng chữa sốt, làm ra mồ hôi, sởi không mọc được, phiền táo khát nước, nhức đầu, kiết lỵ... Ngày dùng 8-20g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với những vị thuốc khác. Cát phấn có vị ngọt, tính rất lạnh (đại hàn), vào kinh vị. Có tác dụng sinh tân chỉ khát, thanh nhiệt trừ phiền. Dùng chữa phiền nhiệt, miệng khát, nhiệt sang, hầu tý. Cát hoa có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; vào kinh vị. Có tác dụng giải độc rượu. Dùng chữa uống rượu quá nhiều bị ngộ độc, phiền khát, phát sốt, chán ăn, nôn mửa ra chất chua, thổ huyết, đại tiện ra máu...

Một số ứng dụng của vị cát căn trong Ðông y cổ truyền và trong dân gian:

- Chữa cảm mạo, phát sốt, cổ gáy cứng đơ, sợ gió, không mồ hôi: Dùng Cát căn thang: Cát căn 8g, ma hoàng 5g, quế chi 4g, đại táo 5g, thược dược 4g, sinh khương 5g, cam thảo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày (Những cây thuốc và vị thuốc VN).

- Cháo cát căn - Chữa trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu, kinh sợ khóc thét: Cát căn 30g, giã nát, gạo tẻ 50g. Cát căn sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước (bỏ bã) nấu cháo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày (Thái bình thánh huệ phương).

- Chữa vùng ngực bụng nóng cồn cào, phiền táo, khát nước: Dùng bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, hôm sau chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày (Thánh huệ phương).

- Chữa cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe: Dùng bột sắn dây 12g hòa đường uống; hoặc dùng cát căn 20g, đậu ván (sao)12g; giã giập, sắc nước uống trong ngày (Trồng hái và sử dụng cây thuốc).

- Chữa cảm sốt nóng, nôn ọe, khát nước, nhức đầu: Dùng cát căn, sài hồ, chi tử, mỗi thứ 15-20g, sắc nước uống trong ngày (Trồng hái và sử dụng cây thuốc).

- Chữa ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải những thức ăn nóng, độc: Dùng củ sắn dây tươi, ngó sen tươi, giã nát, vắt lấy 500ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần (Mai sư tập nghiệm phương).

- Chữa uống nhầm các thứ thuốc nóng hoặc quá mãnh liệt, dẫn đến viêm ruột, đau bụng đi ngoài tựa như kiết lỵ, cồn cào, buồn bực, nôn ọe: Dùng bột sắn dây quấy đường uống; hoặc dùng cát căn 30g, rau má 20g; giã nát, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống trong ngày (Trồng hái và sử dụng cây thuốc).

- Chữa trẻ sơ sinh miệng mím chặt, sùi bọt mép, không bú được: Lấy một đoạn dây sắn dây, đốt thành than, nghiền mịn. Lấy khoảng 3-5g bột hòa với sữa mẹ, nhỏ vào miệng trẻ. Làm như vậy vài lần trẻ sẽ mở miệng và bú được (Thánh huệ phương).

- Phụ nữ thiếu sữa cho con bú: Lấy dây sắn dây đốt thành than, nghiền mịn, mỗi lần uống 6g cùng với rượu (Vệ sinh giản dịch phương).

- Chữa ngực nóng, thổ huyết không ngừng: Dùng củ sắn dây tươi, giã nát vắt lấy 500ml uống (Quảng lợi phương).

- Chữa mũi chảy máu suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Dùng củ sắn dây tươi, giã nát vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con (Thánh huệ phương).

- Chữa say rượu bất tỉnh: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy 1 lít nước cốt, cho uống dần đến khi tỉnh lại (Thiên kim phương).

- Chữa ngộ độc rượu: Uống quá nhiều rượu, tỳ vị bị thương tổn, khạc hoặc nôn ra máu, người phát sốt, phiền khát, tiểu tiện đỏ: Dùng hoa sắn dây 30g, hoàng liên 4g, hoạt thạch 30g (thủy phi), bột cam thảo 15g. Tất cả tán thành bột mịn, trộn với nước hoàn thành viên, mỗi lần uống 3g, chiêu thuốc bằng nước mát (Ðiền Nam bản thảo - cát hoa thanh nhiệt hoàn). "Thủy phi" là thêm nước vào vị thuốc cùng tán, hoặc tán xong cho vào nước khuấy lên để bột thuốc lắng xuống; thường áp dụng khi bào chế hoạt thạch, chu sa, thanh đại.

- Lá sắn dây chữa rắn cắn: Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn (Những cây thuốc và vị thuốc VN).

- Lá sắn dây đắp vết thương chảy nhiều máu: Trường hợp bị thương do đao kiếm, leo núi bị ngã máu chảy nhiều, dùng lá sắn dây tươi giã nát đắp vào vết thương (Bản thảo đồ kinh).

- Bột rắc chống ngứa ở những chỗ mồ hôi ẩm ướt: Bột sắn dây 5g, thiên hoa phấn 5g, hoạt thạch 20g, trộn đều rắc lên những nơi ẩm ngứa (Những cây thuốc và vị thuốc VN).

Tác giả : Lương y HUYÊN THẢO

Sắn dây - cát căn

Đại cương 

Pueraria thomsoni, hay puérairekudzuvigne kudzukouzou, Việt Nam gọi sắn dây là một cây sống đa niên thuộc họ Fabaceae có nguồn gốc ở vùng Viễn Đông. Đây là một trong 20 loài của giống Puerania.  Dây được trồng để lấy rể cung cấp tinh bột cho thực phẩm.

Đồng nghĩa :

● Pueraria lobata (Willd.) Ohwi

● Pueraria thunbergiana (Siebold & Zucc.) Benth.

Tên chung Pueraria, có nghĩa đề cập đến sức sống đặc biệt của cây và thuật ngữ « kudzu » đến từ Nhật Bản do chữkuzu (), tượng trưng cho cây nho “ vigne ”.

Thực vật và môi trường :

Mô tả thực vật :

Dây leo, dài, khoẻ, thân có khả năng bò quấn trên cây đến độ cao 20 – 30 m, có khi mọc bò lan trên mặt đất, sống lâu năm nhờ rể củ, thân non màu xanh, mềm, có nhiều lông mịn màu vàng nâu, thân già màu xám, cứng có nhiều nốt sần. Thân cây trông giống thân nho, được bám vào bất cứ đài vật nào .

Lá, mọc cách, hình lông chim, kép lẻ, với 3 lá chét, cuống lá màu xanh, có nhiều lông, mặt bụng có rảnh ở giữa, dài 10 – 13 cm, phù ở đáy.

Lá chét hình tim đáy bằng, bìa nguyên, dài 13-23 cm, rộng 10 – 19 cm, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn, có lông, gân lá dạng lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá chét ngắn, màu xanh hình trụ, dài 4 – 8 mm, nhiều lông., lá kèm hình bầu dục, đầu nhọn mũi mác, dài 9 – 11 mm, rộng 0,5-1 mm, nhiều lông.

Hoa màu tím, thuộc dạng cánh bướm, tương đối nhỏ, tập hợp trong các cụm 30 đến 80 hoa, dài 10 đến 25 cm. Dây sắn sản xuất mật hoa và thu hút nhiều côn trùng, bao gồm cà loài ong.

Hoa trổ cuối hè cho ra quả dài, hẹp và phẳng, chứa khoảng 10 hạt.

Rể củ, lớn màu xám, vỏ ngoài có nhiều đường vân tròn chung quanh củ, củ cắt ngang màu trắng, nhiều sợi, có vài vòng nâu.

Sau khi gieo trồng, dây sắn có thể tăng trưởng 20 m mỗi mùa. Đây là một loại thân bò giống tựa cây nho sống rất mạnh có thể tăng đến 10 cm đường kính và rể có thể đạt đến 2 m dài và 10 – 20 cm đường kính và cân nặng 180 kg, mỗi gốc có thể cho ra đến 30 thân.

Bộ phận sử dụng:

Rễ củ, được gọi là cát căn (, nghĩa là "rễ sắn", Radix Puerariae) được dùng làm thuốc.

Rễ sắn dây - cát căn

Thành phận hóa học và dược chất:

► Thành phần hóa thực vật:

Thành phần chính : isoflavones ( puérarine ), daïdzine,  génistéine, biochanine A.

- xyloside,
- beta-Sitosterol;
- 4`,6"-O- diacetylpuerarin,
- acide Arachidique;
- allantoin;
- 6,7-dimethoxycoumarin;
- daucosterol;
- 5-methy-hydrantoin,
- formononetin-7-glucoside;
- beta-sitosterol;

● Nhóm isoflavones:

- daidzine;
- daidzéine;
- Puerarin;
- puerin-xyloside;
- 4'-methoxy puerarin;
- puerarin-7-xyloside;
- pueroside A,
- pueroside B.
- daidzéine-4 ,7-diglucoside;
- génistéine 8-c apiofuranosyl-glucopyrannoside;
- génistéine;
- génistine;
- coumestrol;
- isoliquiritigénine;
- formononétine;
- PG-1,
- PG-3, v…v…

● Nhóm Xylopuerai :
- including
- Xylopuerai A;
- Xylopuerai B;
- Xylopuerai C,etc.
● Nhóm  Triterpenoid :
Chứa :
- kudzusapogenol A,
- kudzusapogenol B,
- kudzusapogenol C,
- kudzusapogenol B methylvester,
- sapogenol;
- sophoradiol;
- Cantoniensistro;
- Kundz apogenol B;
- Kundzsapogenol C;
● Nhóm Alkaloid :
- Choline Chloride;
- Tannins,
- daucosterol, etc.

► Giá trị dinh dưởng :

● Rể dây sắn chứa nhiều :

- acide amine, đặc biệt là có chứa acide amine cần thiết ( tính trên trọng lượng khô của rể 100 g ) :
- Lysine 10 mg,
- méthionine 7,54 mg,
- phénylalanine 9,65 mg,
- thréonine 9,63 mg,
- Leucine 11,54 mg,
- valine 11,24 mg,
- histidine 6,74 mg,
Ngoài ra cũng chứa những nguyên tố khoáng tốt như :
- sélénium, kẽm Zn, manganèse Mn, germanium , v…v…

● Rễ chứa các hợp chất :

- isoflavon (- pueradin, daidzein C15H10O4, daidzin C21H20O9 ),
- puerosid A,
- puerosid B,
- hợp chất glucosid nhóm olean tritrerpen.
- tinh bột.
Tinh bột kudzu (kudzu tươi chứa khoảng 19% - 20% tinh bột kudzu,
Rể khô chứa khoảng 10%-14% tinh bột,

 Lá dây sắn :

● Lá có các acide amines :

- asparagine,
- adenine.

Kudzu, hay dây sắn và  dây sắn có chứa chất đạm xanh  khô không ít hơn 16,5% đến 22,5% và là nguồn thích hợp cho gia cầm. Những dây sắn mọc ngoài thiên nhiên phát triển trong trạng thái phong phú, chịu đựng được những điều kiện khí hậu xấu và thời tiết khô hạn mà vẫn còn xanh kéo dài trong thời gian 2 tháng hạn không mưa.

► Hoa dây sắn ;

Hoa dây sắn, nhặt vào mừa thu, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, là một nguyên liệu tốt cho « trà dây sắn » và tốt đễ chữa trị :

mất khẩu vị,
- ói mữa,
- nước bọt chua acide,
- nôn ra máu hématémèse,

Các hoa dây sắn giàu :
- chất đạm xanh,
- chất béo thực vật,
- chất đường  glucide,
- nguyên tố khoáng,
- vitamines.

Hoa dây sắn cũng phù hợp với phép nấu nướng, nấu chín, hương vị tươi, tốt, cho cảm giác ngon miệng, chữa trị những chứng xấu hoặc khó tiêu.

Đặc tính trị liệu :

Sử dụng theo truyền thống :

- Cai thuốc lá, cai và những loại nghiện khác,
- Chống tinh thần căn thẳng,
- Chống chứng trầm cảm,
- hành động trên thần kinh trung ương và tuyến tùng glande pinéale.
- Chống viêm sưng Anti inflammatoire.
- huyết áp cao Hypertension.
- Đường máu loại II.
- Chống vi khuẩn Antimicrobien.
- Giảm kết tập tiểu cầu.
- Giảm áp nhởn cầu baisse la pression oculaire.
- thời kỳ mãn kinh hiệu quả trên kích thích tố sinh dục œstrogène, nhờ chất chứa trong dây sắn isoflavone của puerarine duy nhất.
- ngừa ung thư Préventif du cancer.

Hiệu quả của kích thích tố œstrogène thực vật chứa trong isoflavone của puerarine, đó là đặc thù của dây sắn, sẽ được ít nhiều sâm chiếm vào lãnh vực phương pháp điều trị truyền thống của thời kỳ mãn kinh bởi vì nguồn gốc tự nhiên của nó.

Dây sắn này có hiệu quả quan trọng trong sự đấu tranh chống lạm dụng ma túy dưới mọi hình thức nhờ tính chất đặc biệt khả năng giải độc. Cây còn gia tăng khả năng chống sự căn thẳng thần kinh và hoạt động trên tuyến tụy và dạ dầy.
Sắn dây có thể dùng như một loại thuốc chữa :

- cảm sốt,
- nhức đầu,
- khát nước,
- mụn nhọt.

Củ sắn dây có thể nấu chín để ăn trực tiếp. Bột sắn dây thường dùng để pha nước uống, nấu chè v.v.

● Theo y học cổ truyền, sắn dây dùng :

- chữa cảm sốt phong nhiệt,
- cổ gáy cứng đau,
- sởi mọc không đều,
- viêm ruột,
- kiết lỵ kèm theo sốt,
khát nước.

Bột pha nước uống có đường giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể.

● Theo y học hiện đại, ở Trung Quốc dùng sắn dây chữa :

- bệnh động mạch vành,
- đau thắt ngực,
- cao huyết áp,
- tai điếc đột ngột.

Những nghiên cứu cho thấy rằng , dây sắn có thể giảm cả 2 chứng “ nôn nao ” ( là cảm giác khó chịu xảy ra do nguyên nhân lạm dụng quá nhiều rượu, cảm giác này xảy ra sau 6 đến 8 giờ sau khi uống rượu, khi lượng rượu trong cơ thể giảm, và chúng đạt đến mức tối đa khi nồng độ rượu trong máu đạt mức 0 ) và nghiện rượu, cũng như được sử dụng trong điều trị nghiện thuốc phiện. Cơ chế vận hành này chưa được rõ ràng lắm, nhưng có thể có liên quan với sự chuyển hoá của alcool và những luồng thần kinh trong nảo.

● Trong y học truyền thống Trung quốc, dây sắn còn  được dùng để chống :

- bệnh ù tai acouphènes,
- chóng mặt vertige hay
- hội chứng Wei

Theo y học truyền thống TQ thì hội chứng Wei là sự yếu kém hoạt động của cơ năng hoạt động như tay chân... trước và cuối cùng dẩn đến teo cơ bắp và tứ chi.
Theo y học phương tây lại khác, hội chứng Wei là hậu quả của sự viêm nảo, viêm cột sống đưa đến teo cơ bắp và bại liệt ….)

● Dây sắn có chứa một vài chất hữu ích như :

isoflavone, bao gồm chất daidzéine
( tác nhân chống viêm sưng và kháng khuẩn ),
- daidzine
( chống ung thư ),
- và génistéine
( tác nhân chống bệnh bạch huyết ).

Dây sắn là nguồn duy nhất của isoflavone, là puérarine.

Các hợp chất trong rể của dây sắn có thể có ảnh hưởng đến những dẫn truyền thần kinh ( như chất sérotonine, GABA, và glutamate ) và dây sắn đã chứng minh giá trị trong chứng đau phân nửa đầu và một vài chứng liên quan đến đầu.

Thực phẩm và biến chế :
Thông thường rễ được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Rễ đào rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô.

● Củ sắn dây cũng thường được mài lấy bột để sử dụng, gọi là bột sắn dây. Củ được sơ chế sạch, xay nhuyễn cùng với nước, lọc để tinh bột sắn dây lắng xuống sau đó đem phần bột này phơi khô, bẻ miếng nhỏ. Tại Việt Nam tinh bột sắn dây thường được ướp cùng với một số loại hoa như hoa nhài, hoa bưởi.

● Phần không ngấm chất mộc lignine là phần ăn được, các lá non có thể ăn như sà lách hoặc luộc chín như lá légume và những bông có thể ăn như hoa chiên bột, trong khi củ chứa nhiều tinh bột có thể biến chế như bất kỳ củ nào khác.

Rể dây sắn, chứa nhiều tinh bột nên có thể biến chế thành bột nhuyễn sử dụng trong kỹ nghệ bánh kẹo hay trong “ thực vật liệu pháp ”.

Còn trộn với nước đun sôi thì bột sắn sẽ phực vụ cho nghệ thuật nấu ăn tạo nên một thức ăn đặc.


Nguyễn thanh Vân
http://duocthaothucdung.blogspot.com/2012/05/san-day-cat-can-kudzu-pois-patate.html